ALEXANDER MCQUEEN - TƯỢNG ĐÀI CỦA SỰ QUÁI DỊ, NỔI LOẠN

ALEXANDER MCQUEEN - TƯỢNG ĐÀI CỦA SỰ QUÁI DỊ, NỔI LOẠN

Nếu bạn là một trong những tín đồ thời trang đam mê với phong cách nổi loạn, có chút tinh nghịch, bạn không thể bỏ lỡ thương hiệu Alexander McQueen. Đến với thương hiệu này, bạn sẽ trầm trồ vì độ phá cách, quái dị mà nhà thiết kế mang đến cho bạn. Vậy, hãy cùng ETEFT tìm hiểu thương hiệu Alexander McQueen này nhé.

Lịch sử hình thành nên Alexander McQueen

Thương hiệu được thành lập vào năm 1992 bởi nhà sáng lập Lee Alexander McQueen ở xứ sở sương mù - Anh Quốc. Trước khi xây dựng một cơ ngơi riêng cho bản thân, McQueen từng có quãng thời gian học may trên phố Savile Row, London. Tính cách ngang tàng, ngạo nghễ của một kẻ học việc trên đường đã được bộc lộ khi ông mới chớm 20. Vào năm 1996, khi anh được mời đảm nhận vị trí Trưởng thiết kế tại nhà mốt Givenchy, đó thực sự là một bước ngoặt lớn trong sự nghiệp của McQueen. Việc ông John Galliano, người tiền nhiệm của McQueen, rời khỏi Givenchy tạo ra một khoảng trống lớn trong ngành thời trang. Trong khi đó, McQueen đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của công chúng và giới chuyên môn nhờ vào tài năng thiết kế độc đáo và sáng tạo của mình. Sự kết hợp giữa kỹ thuật may đo tinh tế và việc mang đến những ý tưởng sáng tạo, phá cách đã giúp McQueen vượt qua sự nghi ngờ ban đầu và khẳng định vị thế của mình.

Dù chỉ mới có 2 năm kinh nghiệm làm việc chính thức trong ngành thời trang, nhưng McQueen đã nhanh chóng chứng minh khả năng của mình thông qua các bộ sưu tập đầy ấn tượng, mang tính đột phá và cái nhìn sâu sắc về thời trang. Sự kết hợp giữa kỹ năng chế tác đồng thời với tầm nhìn sáng tạo đặc biệt của McQueen đã tạo ra những bộ trang phục không chỉ đơn giản là thời trang mà còn là tác phẩm nghệ thuật đầy ấn tượng. Bởi sự cổ điển, các kiến trúc Norman của các tòa lâu đài và phong cách Gothic nổi loạn tại quê nhà đã ghi dấu ấn vào các tác phẩm khiến cho thương hiệu càng ngày càng phát triển và lừng lẫy hơn bao giờ hết.

Biểu tượng đầu lâu (hay còn được gọi là "Skull motif") đã trở thành một phần không thể thiếu trong thiết kế của thương hiệu thời trang Alexander McQueen. Nó mang lại một dấu ấn đặc biệt cho thương hiệu tượng trưng cho sự cá nhân, cái chết và đôi khi cũng có thể được hiểu là sự phá vỡ giới hạn. Sự kết hợp giữa sự độc đáo và mạnh mẽ của hình ảnh này đã giúp thương hiệu tạo nên một sức hấp dẫn riêng biệt trong ngành thời trang. Những biểu tượng Skull motif liên kết mật thiết với sự sáng tạo và tinh thần của nhà thiết kế Alexander McQueen khi ông thường xuyên sử dụng các yếu tố bất ngờ, gây sốc và thách thức quan điểm truyền thống trong thiết kế của mình. 

Lịch sử phát triển

Trải qua hơn 20 năm, thương hiệu đã có một chỗ đứng vững chắc, xây dựng được một đế chế riêng cho mình, nhưng đế chế này sở hữu tượng đài không óng ánh hay sang chảnh như Coco Chanel, Yves Saint Laurent, mà ông được biết đến như thiên tài của sự tàn bạo, một kẻ côn đồ biết cầm kéo. Giữ vững danh tiếng, McQueen đã có một hơi thở thời trang đầy đặc sắc, ma mị, lập dị mà cuốn hút. Sau đây là những cột mốc quan trọng của thương hiệu Alexander McQueen:

  • Năm 2000, Alexander McQueen được tập đoàn PPR (nay là Kering) mua lại 51% cổ phần Alexander McQueen, thương hiệu bắt đầu trải qua giai đoạn phát triển mạnh mẽ. Nhưng Lee Alexander McQueen – linh hồn của thương hiệu vẫn giữ quyền kiểm soát, sáng tạo và giám sát sản phẩm.
  • Đến 2003, Alexander Mcqueen lấn sân sang thị trường nước hoa khi hợp tác với nhà chế tác nước hoa tài ba Jacques Cavallier, điều này là một bước tiến lớn đối với thương hiệu của ông khi đánh dấu sự đa dạng hóa các sản phẩm, bước ra khỏi khuôn khổ của lĩnh vực thời trang
  • Năm 2006, nhà mốt ra mắt dòng sản phẩm hướng đến giới trẻ Ready to wear do chính Alexander McQueen thiết kế. Đây là bước ngoặt quan trọng vì thương hiệu hướng đến những khách hàng trẻ tuổi, đa dạng hóa khách hàng
  • Khoảng 2006 trở đi là thời gian thương hiệu này bành trướng và thăng hoa rõ nét. Khi các cửa hàng liên tục được mở tại những kinh đô thời trang xa hoa nhất như: New York, Milan, Los Angeles, Paris và Tokyo, tạo điều kiện cho khách hàng trên toàn thế giới tiếp cận đến sản phẩm của mình

Tất cả những điều trên là những bước tiến quan trọng của thương hiệu Alexander McQueen, bởi những điều này đã giúp cho thương hiệu củng cố, giữ vững được danh tiếng.

Đặc trưng trong phong cách và yếu tố Gothic trong những tác phẩm

Alexander McQueen là một thiên tài cực đoan – kẻ kiến tạo nên những cơn ác mộng lộng lẫy cho thế giới thời trang, ông đã tạo ra những bộ cánh hoàn toàn mang phong cách cho riêng mình. Nếu Tim Burton là bậc thầy của những thước phim quái dị, mang đến cho người xem những bộ phim fantasy u tối, sầm khuất thì McQueen là kẻ đem những thước phim ấy vào trang phục. Với các thiết kế như bị xé toàn, cắt xẻ táo bạo, đôi khi là những chiếc cúp ngực gây nghẹt thở. Sử dụng các loại vải đắt tiền kèm theo đó là gương mặt lạnh băng, nhợt nhạt đến từ người mẫu đem đến cảm giác ma mị, thần bí. Khi ngắm nhìn các tác phẩm đến từ nhà mốt này, bạn có thể liên tưởng đến những nhân vật trong truyện cổ tích và cảm thấy rằng nếu mình khoác lên người những bộ cánh ấy, mình sẽ trở thành một trong những nhân vật trong câu chuyện cổ đó.

Không chỉ dừng lại ở sự lập dị của các bộ trang phục, thương hiệu còn gây sợ hãi, ám ảnh đến người xem khi từng dùng những đôi giày có đế tạc khung sọ của các loài động vật hay là đôi càng cua lênh khênh mà Lady Gaga đã khiến cả thế giới sửng sốt trong MV Bad Romance.

Bên cạnh đó, Motif Gothic - phong cách tác động xuyên suốt cuộc đời từ bé đến lớn đã trở thành nguồn cảm hứng to lớn của McQueen. Có thể thấy, các sáng tác của ông luôn mang một màu tối, sầm uất đầy vẻ u ám, ma mị. Để tăng vẻ táo bạo của phong cách này, ông không ngại thực hiện những đường cắt may gai góc, sử dụng các chất liệu độc đáo như giấy, gỗ, băng keo,.... vào trang phục.

Kết thúc buồn của thiên tài ngạo nghễ

Cái chết đột ngột của Lee Alexander McQueen vào ngày 11/2/2010 đã để lại một khoảng trống lớn trong ngành thời trang và làm cho cả thế giới bàng hoàng. McQueen không chỉ là một nhà thiết kế tài năng mà còn là một biểu tượng, người đã định hình lại cách nhìn về thời trang thông qua sự sáng tạo độc đáo và cái nhìn táo bạo của mình. Bước ra từ sự đau khổ cá nhân, những tác phẩm của McQueen thường mang trong mình sự đối đầu, nổi loạn và thậm chí là kẻ phá vỡ những ranh giới truyền thống của thời trang. Những bộ sưu tập của ông không chỉ đơn giản là trình diễn trang phục mà còn là những câu chuyện, những tác phẩm nghệ thuật được thể hiện thông qua mỗi chi tiết, mỗi đường cắt và cách sắp đặt.

Sau khi McQueen ra đi, việc Sarah Burton được bổ nhiệm làm Giám đốc sáng tạo đã giúp thương hiệu tiếp tục phát triển và giữ vững tinh thần sáng tạo mà McQueen đã tạo dựng. Sarah Burton không chỉ tiếp tục tôn trọng di sản của McQueen mà còn đưa thương hiệu vào một hướng mới, với sự kết hợp giữa sự tinh tế, nữ tính và phong cách hiện đại, vẫn giữ được sức hút và uy lực trong ngành thời trang. Dù đã ra đi, tuy nhiên, di sản của Alexander McQueen vẫn sống mãi qua những sáng tạo không ngừng, những trải nghiệm thời trang độc đáo và sức ảnh hưởng sâu sắc đến ngành công nghiệp thời trang toàn cầu. Sự ra đi đột ngột của ông thật sự là một mất mát lớn cho làng thời trang và để lại hình ảnh của một thiên tài sáng tạo không thể nào quên.

Bạn sẽ không thể tìm được cảm giác kỳ lạ, nghẹt thở nhưng cuốn hút từ những thương hiệu khác vì đối với thương hiệu Alexander McQueen, thời trang là phản ánh cho trí tưởng tượng bạo liệt thay cho những phù hoa, lộng lẫy. Nếu bạn muốn tham khảo thêm về các sản phẩm của nhà Alexander McQueen, hãy truy cập website: https://eteft.com/ để tìm hiểu thêm chi tiết.

Đọc thêm: GALAXY Z FOLD 5 x THOM BROWNE: “CÓ TIỀN CHƯA CHẮC ĐÃ MUA ĐƯỢC”

Đọc thêm: TOP 5 MẪU GIÀY ĐẾN TỪ THƯƠNG HIỆU ALEXANDER MCQUEEN

Back to blog